I. Bối cảnh
Hội nghị của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) tại Glasgow, Vương quốc Anh đã mang lại hy vọng lớn cho nhân loại để giữ cho nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng không quá 1,50C và đạt phát thải ròng bằng 0 vào giữa thế kỷ này với những cam kết đầy hứa hẹn của các nhà lãnh đạo toàn cầu. Tính tới nay, đã có 137 quốc gia đưa ra cam kết về phát thải ròng bằng 0; 77 quốc gia, địa phương và tập đoàn tham gia ký Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi từ điện than sang điện sạch, 45 quốc gia cam kết chuyển đổi sang đầu tư nông nghiệp Xanh, bền vững, nhiều hãng xe ô tô tuyên bố ngừng sản xuất xe chạy bằng xăng dầu muộn nhất vào 2040; Mỹ và Trung Quốc ra Tuyên bố chung về hợp tác chống biến đổi khí hậu…
Chuyển dịch sang năng lượng sạch đã trở thành con đường bắt buộc với tất cả các quốc gia. Theo báo cáo của cơ quan Năng lượng quốc tế về Lộ trình hướng tới phát thải ròng bằng 0 của ngành năng lượng, đến năm 2030, quy mô điện gió và mặt trời sẽ cần tăng gấp 4 lần, số xe điện bán ra sẽ tăng 18 lần, hiệu suất sử dụng năng lượng cần nâng cao nhiều lần so với năm 2020. Năng lượng
tái tạo gió, mặt trời và giải pháp tích trữ vẫn tiếp tục có những đột phá mới về công nghệ. Sự hội tụ của các đột phá này sẽ giúp giá thành của năng lượng sạch trở nên cạnh tranh và thậm chí có thể trở thành nguồn năng lượng có giá rẻ nhất vào cuối thập kỷ này (1). Nguồn tài chính toàn cầu cũng đang dịch chuyển mạnh sang cho năng lượng sạch. Các quốc gia và các tập đoàn đa quốc gia
bước vào cuộc đua giành nhanh nhất, nhiều nhất có thể nguồn tài chính khí hậu quốc tế để đầu tư vào năng lượng sạch, giao thông điện, công nghiệp sạch.
Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam đã khẳng định vị trí của những người “tiên phong trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu” khi đưa ra các cam kết tham vọng về mục tiêu “đạt mức phát thải ròng bằng 0 (net zero) vào năm 2050” (2) và ký tham gia toàn bộ nội dung của “Tuyên bố toàn cầu về việc chuyển đổi từ điện than sang năng lượng sạch” (3) tại COP26.
Những cam kết này sẽ mang lại những cơ hội và thách thức gì cho Việt Nam? Liệu Việt Nam có thể đạt được những mục tiêu tham vọng đó? Đâu là những điều kiện cần và đủ để chuyển hóa các cam kết chính trị thành những hành động cụ thể? Bằng cách nào? Do ai thực hiện? Nguồn lực ở đâu? Cần phải có đột phá gì, ở lĩnh vực then chốt nào? Tương lai phát triển của ngành năng lượng Việt Nam sẽ ra sao? Và năng lượng tái tạo có vai trò gì trong lộ trình hướng tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 cho Việt Nam?
Đó là hàng loạt câu hỏi đang được đặt ra trước mắt và cần có lời giải phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam và cần sự chung tay của tất cả các bên liên quan từ Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội. Để chủ động đóng góp giải pháp cho hành trình hướng tới net zero, Liên minh Năng lượng Bền vững Việt Nam (VSEA) dưới sự điều phối của GreenID cùng phối hợp với các đối tác tổ chức Tháng Năng lượng tái tạo 2021 (REM21) với chủ đề “Khởi tạo hành trình hướng tới phát thải ròng bằng 0 ở Việt Nam”.
Chương trình sẽ bao gồm nhiều sự kiện do các đối tác tham gia chương trình đồng tổ chức, diễn ra từ ngày 02/12 tới 23/12/2021. Tháng Năng lượng tái tạo 2021 là phiên bản mở rộng của Tuần lễ Năng lượng tái tạo, một sự kiện thường niên do VSEA khởi xướng từ năm 2016. Chương trình năm nay dự kiến như sau:
II. MỤC TIÊU
– Cập nhật thông tin mới nhất về bối cảnh chuyển dịch năng lượng sạch trên thế giới và Việt Nam
– Thảo luận cơ hội, thách thức và vai trò của ngành năng lượng tái tạo đối với hành trình hướng tới phát thải ròng bằng 0 ở Việt Nam
– Đề xuất và thúc đẩy các sáng kiến, giải pháp để đẩy nhanh phát triển năng lượng sạch trong Quy hoạch điện VIII, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0
III. Khung chương trình dự kiến:
Thời gian |
Thời gian |
Đối tác đồng hành |
Địa bàn |
2/12 | Tập huấn về năng lượng tái tạo
tại Hậu Giang |
CCHS – PGS.TS.
Lê Anh Tuấn |
Hậu Giang |
5/12 | Hội thảo “Các giải pháp thúc đẩy
mô hình kết hợp điện mặt trời phân tán tại Quảng Trị” |
VESDI Quảng Trị | Quảng Trị |
8:30 – 11:40
10/12 |
Hội thảo “Giải pháp xanh giảm
phát thải khí nhà kính trong các thành phố” |
WWF Việt Nam | TP. Tam
Kỳ |
14:00 -17:30
12/12 |
Tọa đàm “Giải pháp lưu trữ năng lượng và ứng dụng cho các dự án tại Việt Nam” | Cộng đồng năng
lượng tái tạo Bến Tre, Vũ Phong Energy group, PECC4, PECC5 |
Trực tuyến |
8:30-11:30
14/12 |
Tập huấn “Hiệu quả năng lượng & phát động phong trào tiết kiệm điện năng” | WWF Việt Nam | TP. Tam Kỳ |
9:00 – 12:00
15/12 |
Hội thảo “Phát triển năng lượng vì sức khỏe cộng đồng và môi trường” | CHERAD và Hội
Quân Dân y Việt Nam |
Hà Nội |
Sáng 15/12 | Hội thảo “Thúc đẩy 4 tỉnh thực hiện Thỏa thuận Paris và net zero” | WWF Việt Nam | Hà Nội |
14:00 – 17:30
16/12 |
Hội thảo “Doanh nghiệp trong hành trình hướng tới net zero” | VCCI Tp. HCM | Tp. HCM |
Dự kiến
17/12 – 23/12 |
Sự kiện “Trường học heo đất” chủ đề năng lượng | Live & Learn | Online trên
ứng dụng Momo, toàn quốc |
12/12
18-19/12 |
Chuỗi chiếu phim khoa học môi trường – Chủ đề Năng lượng Dành cho trẻ em và thanh thiếu
niênChiếu phim “Collective Consciousness – Path of Energy” “Dandelion – The ecological footprint” và thảo luận về chuyển dịch năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả – Đông Giang, Quảng Nam – Inner Space Hà Nội |
Live & Learn | |
Dự kiến
17/12/2021 30/12/2021 |
Chuỗi talkshow “Biến đổi khí hậu và chuyển dịch năng lượng”
Dành cho thanh niên – Lối sống xanh thời kỳ Covid – Gen X Y Z bảo vệ môi trường như thế nào? |
Live & Learn | |
8:30 – 11:30
21/12 |
Tọa đàm “Phát triển xe điện: xu hướng thế giới và hàm ý đối với Việt Nam” | Lab 100RE, Báo
Giao thông |
Hà Nội |
14:00 – 17:00
21/12 |
Tọa đàm “Hydro sạch: xu hướng công nghệ và cơ hội đầu tư, ứng dụng tại Việt Nam” | ICED | Hà Nội |
8:30 – 11:30
23/12 |
Tổng kết Tháng Năng lượng tái tạo “Khởi tạo hành trình hướng tới phát thải ròng bằng 0 | VSEA, và các đối
tác |
Hà Nội |
IV. THÀNH PHẦN THAM DỰ DỰ KIẾN
- Đại diện cơ quan nhà nước cấp Trung ương và địa phương
- Cộng đồng người dân
- Thanh niên
- Chuyên gia, viện nghiên cứu
- Doanh nghiệp, nhà đầu tư
- Tổ chức khoa học công nghệ, hiệp hội
- Cơ quan truyền thông, báo chí
- Nhà tài trợ và đối tác phát triển
V. Hình thức tổ chức:
Tất cả các sự kiện được tổ chức kết hợp trực tiếp và trực tuyến