Ngày 27/01/2022, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Tuần hoàn (ICED), Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh đã phối hợp cùng Trung tâm Quản lý Nước và Biến đổi khí hậu (WACC) tổ chức hội thảo kết thúc dự án DUPC2 (“Phát triển hệ thống nông nghiệp sử dụng lợi ích nước lũ nhằm tăng tính chống chịu cho sinh kế nông nghiệp vùng rốn lũ vùng Đồng bằng sông Cửu Long”). Hơn 20 đại biểu trong nước và quốc tế đã tham dự hội thảo.

Hội thảo đã lắng nghe tám nhà nghiên cứu từ các hợp phần khác nhau của dự án trình bày các chủ đề về thủy văn-xã hội ở vùng ngập lũ, tính chống chịu của các hệ thống canh tác ở vùng lũ, các mô hình canh tác thích ứng với nước lũ, và khung lý thuyết nhằm đánh giá các định hướng chuyển đổi. Trong suốt gần 3 giờ diễn ra hội thảo, các đại biểu tham dự đã thảo luận sôi nổi và đóng góp các ý kiến quý báu về giá trị kinh tế của các mô hình canh tác dựa trên nước lũ so với trồng lúa, chi trả các dịch vụ hệ sinh thái cung cấp bởi vùng ngập lũ, lợi ích và tác động của các mô hình quản lý nước và thâm canh lúa, chuỗi giá trị và các mô hình kinh doanh cho các sản phẩm lúa mùa nổi…Hội thảo là cơ hội để các nhà nghiên cứu trình bày các kết quả trong dự án và tìm hiểu cơ hội hợp tác và các hướng nghiên cứu trong tương lai.

Dự án DUPC “Phát triển hệ thống nông nghiệp sử dụng lợi ích nước lũ nhằm tăng tính chống chịu cho sinh kế nông nghiệp vùng rốn lũ vùng Đồng bằng sông Cửu Long” đã được tài trợ bởi Bộ Ngoại giao Hà Lan. Dự án tiếp nối “Phát triển hệ thống nông nghiệp sử dụng lợi ích nước lũ nhằm tăng tính chống chịu cho sinh kế nông nghiệp vùng rốn lũ vùng Đồng bằng sông Cửu Long” được tiến hành trong khuôn khổ chương trình DUPC2 (Chương trình hợp tác giữa DGIS-IHE ) được tài trợ bởi Bộ Ngoại giao Hà Lan thông quan Viện Giáo dục về Nước IHE Delft.

Dự án nhằm mục tiêu phát triển một khung nghiên cứu nhằm định hướng chiến lược cho việc áp dụng các mô hình canh tác dựa vào nước lũ ở khu vực thượng nguồn Đồng bằng sông Cửu Long. Khung nghiên cứu được xây dựng dựa trên (i) tìm hiểu các hệ thống thủy văn-xã hội ở các vùng đặc trưng của khu vực (ví dụ như vùng đê cao, đê thấp ở khu vực thượng nguồn Đồng bằng sông Cửu Long); (ii) phân tích tính chống chịu của các mô hình sinh kế; (iii) thí điểm các mô hình canh tác dựa vào nước lũ, bao gồm các yếu tố về giới và sự tham dự của các bên liên quan; (iv) tìm hiểu việc chuyển

bài trình bày tại hội thảo