Trong khuôn khổ tọa đàm “Ý tưởng quy hoạch khu công viên cây xanh đa chức năng phường Thạnh Xuân và phường Thới An” do Sở Quy hoạch – Kiến trúc (QH-KT) TP HCM và UBND quận 12 tổ chức ngày 31 tháng 5 năm 2022, PGS. TS. Nguyễn Hồng Quân, viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn, Đại học Quốc gia Tp. HCM đã có ý kiến phát biểu về “Ứng dụng mô hình Kinh tế tuần hoàn nhằm khai thác lợi thế đa gia trị, huy động nguồn lực triển khai dự án công viên đa chức năng”.

PGS. TS. Nguyễn Hồng Quân đánh giá rất cao tiềm năng và giá trị của dự án có thể mang lại và mong muốn giải pháp Kinh tế tuần hoàn sẽ đóng góp cho sự thành công của dự án, góp phần đem lại sự chuyển mình cho Quận 12 theo hướng phát triển bền vững, đồng thời dự án sẽ trở thành 1 điểm sáng cho Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam cũng như trên bản đồ thế giới.

Chủ tịch UBND quận 12 Nguyễn Văn Đức nhấn mạnh dự án công viên cây xanh đa chức năng sẽ phục vụ cho người dân thành phố.

Nguồn: nld.com.vn

Buổi tọa đàm đã có sự tham gia của đại diện Hội đồng nhân dân Tp. Hồ Chí Minh, lãnh đạo Quận Ủy, UBND. Quận 12, Quận Tân Bình, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch kiến trúc Tp. Hồ Chí Minh, đông đảo các sở ban ngành khác và các nhà khoa học, doanh nghiệp với những bài tham luận, ý kiến phát biểu đa dạng, sâu sắc.

Về khả năng áp dụng mô hình Kinh tế tuần hoàn (KTTH) đối với dự án, PGS. TS. Nguyễn Hồng Quân chia sẻ một số ý kiến sau:

  1. KTTH sẽ đóng góp trong việc tạo ra đa giá trị của dự án (kinh tế, xã hội, môi trường) từ giai đoạn quy hoạch, xây dựng, vận hành dự án.
  2. Cần tính toán các giá trị dự án mang lại, trên cơ sở đó, xác định vai trò, nguồn lực của các bên có liên quan (nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế) với các mô hình kinh doanh KTTH phù hợp.
  3. Cần lồng ghép các giá trị của dự án với chủ trương, chính sách mới của Đảng và nhà nước liên quan đến năng lượng tái tạo, net-Zero (thậm chí phát thải âm), chuyển đổi số, đô thị bền vững.
  4. Cần quan tâm tạo được điểm nhấn, đặc trưng về mặt văn hóa, lịch sử nhưng vẫn bao gồm các khía cạnh hiện đại (thông minh, sáng tạo) thích ứng được những thay đổi trong tương lai (bao gồm nguy cơ tác động của biến đổi khí hậu).
  5. Cần có nghiên cứu liên ngành, đặc biệt liên quan đến vấn đề xã hội (sinh kế, tái định cư của cộng đồng địa phương). Cần căn cứ vào các tiêu chí bền vững, có tính tổng hợp cao để lựa chọn, đánh giá các giải pháp quy hoạch trong thời gian tới.
  6. Việc lồng ghép các giải pháp quy hoạch đa chức năng, đa giá trị sẽ gặp những khó khăn trong công tác triển khai, đặc biệt các vướng mắt trong thể chế, chính sách. Do đó, lãnh đạo Quận 12 cần có những bước chuẩn bị để có thể có được sự ủng hộ của UBND Tp. Hồ Chí Minh hoặc cấp trung ương (ví dụ: cơ chế thí điểm), cộng đồng quốc tế.
  7. Nghiên cứu triển khai mô hình phòng thí nghiệm sống (Living Labs) trong việc thu hút các chủ thể có liên quan trong việc triển khai thí điểm các mô hình KTTH, đề xuất giải pháp, chính sách mới, sáng tạo phục vụ dự án.

Tin về Hội thảo:

https://nhadat.tuoitre.vn/cong-vien-150-hecta-o-quan-12-ket-hop-nong-nghiep-chat-luong-cao-hay-bat-dong-san-20220531183508558.htm

https://nld.com.vn/thoi-su/tp-hcm-xay-dung-cong-vien-cay-xanh-da-chuc-nang-150-ha-sau-hon-20-nam-bi-treo-20220531184535962.htm